Theo các nhà khoa học, dưỡng chất trong dây thìa canh có thể giảm lượng đường trong máu, tăng chất chống oxy hóa, giảm căng thẳng, giảm mức cholesterol và chất béo trung tính, giảm trọng lượng cơ thể và ức chế sự tích tụ chất béo, tăng sản xuất insulin, giảm viêm. Người bệnh tiểu đường sử dụng lá xay hoặc chiết xuất từ lá đều có lợi.
Trong giảo cổ lam có chứa Phanosid. Hoạt chất này có tác dụng hạ đường huyết nhiều hơn so với Glibenclamide - hoạt chất thường có mặt trong các thuốc điều trị tiểu đường hiện nay. Theo các nhà khoa học, hoạt chất Phanosid giúp ổn định chỉ số đường huyết trước và sau khi ăn, giúp tăng tiết insulin; từ đó giúp hỗ trợ cho việc điều trị tiểu đường.
Mướp đắng được biết đến với khả năng kiểm soát và hạ thấp lượng đường trong máu. Một số nghiên cứu cũng cho thấy việc ăn mướp đắng sống, hấp thụ chúng dưới dạng bột khô hoặc ở dạng nước trái cây đều có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.Theo các nhà khoa học lý giải, lợi ích này là do chiết xuất mướp đắng thường có tác dụng tương tự như insulin động vật. Ngoài ra, hàm lượng saponin, alkaloid và polyphenol trong quả này cũng chịu trách nhiệm tăng khả năng dung nạp insulin và hấp thu glucose. Do đó, mướp đắng sẽ làm giảm lượng đường trong máu thông qua việc tăng chuyển hóa glucose.
Các nhà khoa học cho biết, nấm linh chi có chứa Polysaccharide. Thành phần này có tác dụng giảm lượng đường trong máu, giúp ổn định đường huyết và còn có công dụng bảo vệ tế bào đảo tụy.
Trong Đông y, hoài sơn được sử dụng rộng rãi trong chữa trị bệnh tiểu đường nhờ ưu điểm kiểm soát chỉ số đường huyết sau ăn. Loại củ này rất giàu chất xơ, ít protein và chứa khoảng 27% carbohydrate. Ngoài ra, hoài sơn còn có khả năng chống oxy hóa, giảm lipid và cải thiện chức năng gan, thận ở người bệnh tiểu đường. Do đó, người bệnh tiểu đường thường được khuyên nên ăn hoài sơn để giảm cảm giác thèm ăn tinh bột, đồng thời làm giảm sự thủy phân tinh bột thành đường.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn