Muốn theo đuổi nghề Y cần biết những điều gì?

Thứ bảy - 27/04/2019 22:55
Cuộc sống vẫn diễn ra hằng ngày, có những sự việc, vấn đề ta có thể biết được khi nhìn thấy nhưng cũng có nhiều điều chỉ có thể tự mình trải nghiệm và cảm nhận mới có thể thấu hiểu được. Đối với những sinh viên ngành Y, sau khi biết được những điều mình sẽ trải qua, liệu bạn có còn nhiệt huyết và hứng khởi như thuở bạn đầu?

Cuộc sống của sinh viên ngành Y

Việc quan trọng hàng đầu của tất cả sinh viên, không chỉ riêng sinh viên ngành Y đều phải học và học, ngoài tiếp thu bài giảng của giảng viên trên lớp còn phải cố gắng tìm kiếm nhiều tài liệu học tập và bổ sung thêm kiến thức, vì thời gian lên lớp hạn chế, giảng viên khó có thể truyền thụ hết những kiến thức như mong muốn.

Đối với các bạn sinh viên ngành Y thì sự cố gắng và nổ lực ấy phải được nâng lên gấp bội, bởi số lượng kiến thức rất nhiều, những bộ giáo trình dày cộm, chia lẻ thành nhiều khoa khác nhau, sinh viên phải nhớ kỹ và thuộc từng vấn đề nhỏ nhất, chưa kể đến những giờ thực hành sau giờ học. Nên thời gian đào tạo của ngành Y luôn nhiều hơn các ngành khác, thường 6 – 7 năm mới có thể tốt nghiệp cử nhân Y học.

Ngay từ khi bắt đầu năm học mới, bạn phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để khởi động cùng với những giờ lên lớp liên tục, một tuần thường phải 5 ngày là học lý thuyết trên lớp, sau tiết học và thứ 7 –  chủ nhật còn phải đến phòng thực hành rèn luyện tay nghề. Còn những bạn năm cuối áp lực càng đè nặng hơn ai hết, hết thi cử sẽ là thực tập ở bệnh viện, chạy theo bác sĩ chủ trị để học tập, phải cố gắng nhớ lại kiến thức cũ và ghi nhớ kiến thức mới được học. Luôn vội vã, bận rộn không ngơi tay, bản thân luôn không được chăm sóc kỹ là hình ảnh quen thuộc của các bạn sinh viên ngành Y Dược ở các Trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước.

Có thể nói khoảng thời gian thanh xuân tươi đẹp nhất của cuộc đời là quãng đời sinh viên, trong khi nhiều bạn trẻ lao vào cuộc sống hưởng thụ sự tự do, tụ tập vui chơi thì những bạn sinh viên ngành Y đang “mòn đít quần” trên giảng đường, chuẩn bị cho các kỳ thi, thực tập thực tế…
Những buổi chiều hẹn hò, thời gian ăn cơm, xem phim hay thời gian dành cho gia đình, bạn bè…là những điều khá “xa xỉ” đối với sinh viên ngành Y. Rồi khi bạn đã học xong, tốt nghiệp và kiếm việc làm ổn định gia đình, những sinh viên ngành Y vẫn còn đang “miệt mài” học và học.

Là nghề lao động như bao nghề

Trong suy nghĩ chung của nhiều người trong xã hội, nghề Y là nghề nhiều tiền, người làm nghề Y oai phong, có thể “ngẩng cao đầu” khi đối diện với mọi người. Vì họ không trải nghiệm nên sẽ không hiểu được những sự cực nhọc mà mỗi một sinh viên ngành Y phải trải qua để có được “quả ngọt”, được công tác tại các cơ sở y tế. Nhưng cuộc sống mệt nhọc không dừng lại khi bạn đã đi làm đâu nhé! Đi làm không có thời gian cố định, đi sớm về muộn, luôn phải trực ca, thời gian nghỉ ngơi eo hẹp, thu nhập cũng chỉ đủ trang trải cuộc sống…
 

Nghề Y không nhàn hạ như bao người vẫn luôn nghĩ, công việc giấy tờ nhẹ nhàng, nghề Y luôn có những cuộc phẫu thuật, khám bệnh, thăm bệnh, đôi khi các bác sĩ lâu năm giàu kinh nghiệm còn đích thân phẫu thuật cho những ca quan trọng, đội ngũ các bác sĩ, điều dưỡng…luôn bận rộn, tất bật không ngơi tay, căng thẳng mệt mỏi sau thời gian dài phải đứng làm việc… Họ không có thời gian để chăm chút cho bản thân mình, ăn mặc đơn giản, nghỉ ngơi không điều độ. Chưa kể đến những vấn đề khó khăn khi thăm bệnh, phục vụ người bệnh, bởi mỗi người mỗi tính cách, bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người được.

Người làm nghề Y phải chịu đựng được tất cả những khó khăn, vất vả ấy và làm thật tốt công việc của mình, bởi đó là nhiệm vụ, nghĩa vụ của họ, đáp lại sự tin tưởng của người bệnh, giao tính mạng và sức khỏe của họ vào tay các bác sĩ  chữa bệnh.
Chúng ta hãy đừng vì một cá nhân không tốt mà làm ảnh hưởng cả một tập thể, bởi trên đời khó có gì trọn vẹn cũng không có ai hoàn hảo về mọi mặt, đừng vì “con sâu làm rầu nồi canh” mà bác bỏ sự phấn đấu của tập thể nghề Y.

Những mệt nhọc và khó khăn sẽ không là gì nếu niềm đam mê trong bạn luôn mạnh mẽ, hãy mạnh dạn đứng lên và theo đuổi đến cùng đam mê của mình, không gục ngã dù có vất vả như thế nào, thành công sẽ luôn đến với những người luôn nỗ lực, kiên trì, vượt lên bản thân mình.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây